Các giai đoạn phát triển của trẻ (phần 3)

March 23, 2024 § Leave a comment

“Các giai đoạn phát triển của trẻ (phần 3),” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2013, bài đăng tháng 03/2024.

* Tham khảo phần trước ở đây.

Khi bé được 9, 10 và 11 tuổi

Khi trẻ em đến tuổi thiếu niên, trẻ sẽ bắt đầu hành trình tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, “Tôi là ai?” Trong 3 năm này, các em sẽ phải vượt qua nhiều thách thức để lớn khôn, do đây là lứa tuổi diễn ra rất nhiều sự thay đổi về mặt thể chất và trí tuệ. Giai đoạn này được gọi là Cá tính hay Sự lúng túng về Vai trò. Và những sự thay đổi này sẽ còn tiếp diễn đến lứa tuổi dậy thì và thanh niên. Trẻ càng lớn thì càng muốn khẳng định bản thân, muốn tách khỏi gia đình và bạn bè đồng trang lứa. Đồng thời, các em sẽ phải vật lộn với những sự bất ổn về mặt thể chất và cảm xúc thường trực.

« Read the rest of this entry »

Các giai đoạn phát triển của trẻ (phần 2)

March 22, 2024 § 1 Comment

“Các giai đoạn phát triển của trẻ (phần 2),” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2013, bài đăng tháng 03/2024.

* Tham khảo phần 1 ở đây.

Khi bé được 4-5 tuổi

Độ tuổi này bắt đầu một giai đoạn phát triển mới của trẻ, Sáng kiến hay Lầm lỗi. Những em bé 4 tuổi sẽ vô tư khám phá những hoạt động mới mẻ, nhưng lại chưa ý thức được hết những hậu quả có thể xảy ra. Những va vấp hay sự cố có thể khiến bé thất vọng, đau đớn và bất tuân. Bé dễ trở nên sợ hãi thế giới xung quanh. Điều này có thể thể hiện qua việc bé thường xuyên gặp ác mộng, hoặc trở nên lầm lì, khép kín. Mỗi khi phải gánh chịu hậu quả do những hành động của mình gây ra, bé rất cần sự kiên nhẫn, dịu dàng và thấu hiểu của người lớn. Cha mẹ cần lưu ý đến những nguy cơ, tác nhân có thể khiến trẻ trở nên rụt rè hơn, không chịu lớn, không chịu đối mặt với những yêu cầu cao hơn của cuộc sống khi bé lớn dần.

« Read the rest of this entry »

Các giai đoạn phát triển của trẻ (phần 1)

March 20, 2024 § 1 Comment

“Các giai đoạn phát triển của trẻ (phần 1),” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2013, bài đăng tháng 03/2024.

Những kiến thức về việc nuôi dạy trẻ trong các giai đoạn đầu đời đã được nghiên cứu và thiết lập bởi các tên tuổi về lý luận cổ điển – như Erik Erikson và Jean Piaget – và các nhà lý luận hiện đại như Urie Bronfenbrenner và Lev Vygotsky. Erik Erikson, một nhà phân tâm học người Mỹ, đã dày công nghiên cứu những ảnh hưởng của gia đình, văn hóa và xã hội đối với sự phát triển của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, từ đó đưa ra những công trình nghiên cứu và hiểu biết quan trọng về vấn đề này. Trong khi đó, những kiến thức về sự phát triển trí tuệ của trẻ có công lao lớn của Jean Piaget, một nhà lý luận có tầm ảnh hưởng quan trọng trong lĩnh vực tâm lý và giáo dục. Piaget kết luận rằng con người phát triển trí thông minh thông qua quá trình tương tác với thế giới. Khi trẻ em liên tục khám phá và tương tác với môi trường rộng lớn xung quanh, chúng sẽ hình thành những nhận thức riêng và tự định nghĩa thực tế theo những gì chúng đã trải nghiệm. Urie Bronfenbrenner đưa ra một mô hình phát triển trên phương diện sinh thái, nhấn mạnh sự tương tác giữa các hệ thống khác nhau, chẳng hạn như hệ thống vĩ mô giữa các xã hội lớn, hệ thống xã hội mà gia đình phải đối mặt, hệ thống vi mô – bao gồm gia đình và nhà trường, và hệ thống trung gian – gồm sự tương tác giữa các yếu tố với nhau. Vygotsky đã nghiên cứu quá trình phát triển nhận thức của một cá nhân, và bàn luận về tác động của ngôn ngữ, văn hóa và xã hội đối với những thành tựu thực tế của cá nhân đó.

« Read the rest of this entry »

Rối loạn tăng động giảm chú ý

March 18, 2024 § Leave a comment

"Attention deficit hyperactivity disorder (ADHD)," người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 01/2023.

*Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một mẫu thức của tình trạng giảm chú ý hoặc tăng động-bốc đồng trong thời gian liên tục và kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển và các hoạt động hàng ngày. ADHD thường xuất hiện trước tuổi lên 5, nhưng cũng có những trường hợp trẻ bắt đầu biểu hiện triệu chứng ở tuổi thiếu niên. Triệu chứng điển hình thường khó phát hiện bởi chúng trùng lắp với hành vi bình thường. Tuy nhiên, cần lưu tâm đến nguy cơ ADHD, bởi trẻ có thể bị hiểu lầm và gán nhãn là ngỗ nghịch, bị khiển trách và trừng phạt vì những hành vi mà bản thân mình không kiểm soát được.

« Read the rest of this entry »

Ăn chay

November 7, 2023 § Leave a comment

“Ăn chay,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 10/2023

*Tác giả: Claire T. McEvoy, Jayne V. Woodside, 2015

Giới thiệu

Hướng dẫn về thu nạp chất dinh dưỡng sao cho đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển tối ưu ở trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ và thiếu niên ăn chay tương tự như hướng dẫn dành cho những người không ăn chay. Trẻ em ăn chay vẫn có thể được tiếp nhận đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, nếu chế độ ăn của trẻ được thiết kế đúng đắn, cân bằng và thích hợp với từng giai đoạn phát triển. Thuyết ăn chay miêu tả một loạt những mẫu thức ăn chay phong phú và đa dạng, được phân biệt bởi mức độ nghiêm ngặt và lượng thực phẩm có nguồn gốc động vật được cho phép, được trình bày trong bảng 1. Ăn chay bán phần và ăn chay có trứng và sữa (“lacto-ovo”) bao gồm sữa và chế phẩm từ sữa, trứng và/hoặc cá có thể đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho tất cả các giai đoạn phát triển. Trong khi đó, nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng, đặc biệt là thiếu hụt năng lượng, chất đạm, acid béo n-3, vitamin B12, vitamin D, calcium, sắt và kẽm, hiện diện ở trẻ em theo đuổi các chế độ ăn chay nghiêm ngặt hơn.

« Read the rest of this entry »

Hỗ trợ dinh dưỡng chuyên biệt

October 18, 2023 § Leave a comment

“King và Shulman, Hỗ trợ dinh dưỡng chuyên biệt,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 12/2021

*Tác giả: Kristi King và Robert J. Shulman, 2018

Nguyên tắc chung

Hỗ trợ dinh dưỡng chuyên biệt được sử dụng nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng toàn phần hoặc một phần cho bệnh nhân suy dinh dưỡng nói chung hoặc mắc phải những vấn đề cụ thể khác liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng. Hỗ trợ dinh dưỡng có thể được thực hiện qua đường ruột, qua tĩnh mạch (dinh dưỡng ngoài ruột), hoặc kết hợp cả hai.

« Read the rest of this entry »

Trải nghiệm tiêu cực thuở ấu thơ

October 14, 2023 § Leave a comment

“Trải nghiệm tiêu cực thuở ấu thơ,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 07/2021

*Tác giả: Andrea G. Asnes và Christopher S. Greeley, 2018.

Giới thiệu

Mặc dù vài chấn thương tâm lý và trải nghiệm không vui thuở ấu thơ là điều bình thường trong cuộc sống của mỗi người, thậm chí có thể giúp trẻ trở nên cứng cáp và chững chạc hơn trong quá trình phát triển, việc hứng chịu chấn thương tâm lý trầm trọng, thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đối với sức khỏe. Chấn thương tâm lý có thể ảnh hưởng đến thể chất, nhưng thông thường, phần tác động tiêu cực của chúng liên quan đến các khía cạnh cảm xúc, tâm lý hoặc xã hội. Các trải nghiệm gây chấn thương tâm lý thuở nhỏ có thể ảnh hưởng đến quá trình đọc bộ gene, sự hình thành trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (trục HPA). Vì bộ não của trẻ tiếp tục phát triển dài lâu sau khi bé ra đời, mọi tác động tích cực lẫn tiêu cực từ môi trường đều có thể gây ảnh hưởng sâu rộng đến quá trình khôn lớn của trẻ. Ba năm đầu đời là giai đoạn đặc biệt quan trọng và dễ được nhào nặn, nhờ khả năng đàn hồi cao của bộ não trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Việc hứng chịu chấn thương tâm lý (thường được gọi chung là trải nghiệm tiêu cực) có thể ảnh hưởng đến hoạt động học hỏi, hành vi, và sức khỏe của trẻ, có thể dẫn đến hành vi tiêu cực, nguy cơ sa sút sức khỏe và tử vong ở người lớn. Việc tìm hiểu cách thức và cơ chế tác động của các trải nghiệm tiêu cực thuở ấu thơ đối với trẻ nhỏ đang lớn có thể giúp bác sĩ nhi gia giảm những ảnh hưởng không có lợi của chúng ở trẻ em, nhận diện và tập trung những nguồn lực có khả năng nâng cao sức bật tinh thần (resiliency, còn được gọi là năng lực vượt khó) của mỗi người trong cộng đồng, góp phần vào nỗ lực bảo vệ sức khỏe và hạn chế những hệ lụy lâu dài của chấn thương tâm lý thuở ấu thơ.

« Read the rest of this entry »

Chất béo

October 5, 2023 § Leave a comment

“Chất béo,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2022

*Tác giả: Patricia Mena, Ricardo Uauy, 2015.

Giới thiệu

Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, và các acid béo n-6 và n-3 là những acid béo thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Các vitamin hòa tan trong chất béo (A, D, E và K) cần đến chất béo từ thực phẩm để được cơ thể hấp thu. Chất béo củng cố hương vị và chất lượng của thực phẩm, tác động đến mức độ ngon miệng, hoạt động làm sạch ruột và hiệu ứng của bữa ăn. Thành phần chất béo trong màng tế bào quyết định các phẩm chất đảm nhiệm chức năng của tế bào (độ lỏng, năng lực vận chuyển, hoạt động thụ cảm, hấp thu và giải phóng các chất, các hoạt động truyền và dẫn tín hiệu, và các dòng lưu thông ion). Acid béo cũng có thể ảnh hưởng đến biểu hiện gene một cách trực tiếp hoặc thông qua hoạt động điều tiết các nhân tố phiên mã chi phối biểu hiện của hàng loạt gene khác (chẳng hạn như các thụ thể kích hoạt PPAR). Các lipid thực phẩm cung cấp những thành phần đảm nhiệm cấu trúc bộ não và võng mạc, màng tế bào và các hoạt động vận chuyển thành phần lipid trong huyết tương, và chúng là kho dự trữ năng lượng đích thực duy nhất của cơ thể (mô mỡ – “adipose tissue”).

« Read the rest of this entry »

Tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ

September 8, 2023 § Leave a comment

"Tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ," người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 08/2023

*Tác giả: Neelam Kler, Naveen Gupta, Anup Thakur, năm 2015.

Giới thiệu

Theo ước tính của WHO, 1,5 triệu em bé sẽ không phải tử vong mỗi năm nếu các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ (hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời của trẻ, và duy trì đến khi trẻ được 2 tuổi). Nuôi con bằng sữa mẹ được áp dụng rộng khắp vào thế kỷ mười chín đến khi những sản phẩm thay thế sữa mẹ đầu tiên xuất hiện. Kể từ đó, những sản phẩm này được sử dụng đại trà như một phương án thay thế sữa mẹ. Không lâu sau đó, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ sụt giảm đáng kể ở nhiều quốc gia, và điều này dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực, bao gồm sự gia tăng tỷ lệ trẻ em tử vong vì tiêu chảy và nhiễm trùng ở các nước đang phát triển. Một nguyên nhân chính của tình trạng sụt giảm nghiêm trọng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ vào cuối thế kỷ mười chín và thế kỷ hai mươi là những chiến dịch quảng cáo đại trà đến từ các nhà sản xuất sữa công thức. Vào các thập niên 1970 và 1980, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ tăng trở lại, đặc biệt ở những người mẹ có độ tuổi lớn hơn và có học vấn cao hơn ở các quốc gia công nghiệp. Các nhà sản xuất sữa công thức phản hồi bằng cách tìm kiếm thị trường mới ở những quốc gia đang phát triển. Các công ty này bắt đầu các chiến dịch tặng quà và nhiều chương trình khuyến mãi khác nhắm đến những người công tác trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe để tăng cường quảng bá các sản phẩm sữa công thức. Với quy trình sản xuất sữa công thức không được đảm bảo ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ tử vong do suy dinh dưỡng, tiêu chảy và viêm phổi tăng mạnh.

« Read the rest of this entry »

Carbohydrate

August 5, 2023 § Leave a comment

"Hojsak, Carbohydrate," người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 05/2022

*Tác giả: Iva Hojsak, 2015.

Một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể đóng vai trò thiết yếu đối với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ do yêu cầu tăng trưởng và phát triển nhanh của các bé. Carbohydrate tiêu hóa được từ thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng chính – chủ yếu là lactose – trong giai đoạn nhũ nhi, rồi đến tinh bột và đường trong các giai đoạn phát triển về sau. Dựa trên cấu trúc hóa học, carbohydrate được phân loại thành đường, oligosaccharide và polysaccharide (bảng 1). Một cách phân loại khác được dựa trên cách thức chuyển hóa và hiệu ứng sinh lý: Carbohydrate cung cấp monosaccharide cho cơ thể được định nghĩa là carbohydrate “tiêu hóa được” (“available”-khả dụng, hoặc “glycaemic”-chứa glucose), và những carbohydrate có tính chất kháng cự sự tiêu hóa trong ruột non hoặc hấp thu kém được gọi là carbohydrate “kháng tiêu hóa” hoặc “không tiêu hóa được” (“unavailable”-không khả dụng, hoặc “non-glycaemic”-không chứa glucose). Tuy vậy, mặc dù các carbohydrate không chứa glucose kháng tiêu hóa trong ruột non, chúng vẫn có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua hoạt động lên men ở ruột kết và sự hấp thu acid béo mạch ngắn (SCFA). 

« Read the rest of this entry »