Rối loạn tăng động giảm chú ý

March 18, 2024 § Leave a comment

"Attention deficit hyperactivity disorder (ADHD)," người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 01/2023.

*Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một mẫu thức của tình trạng giảm chú ý hoặc tăng động-bốc đồng trong thời gian liên tục và kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển và các hoạt động hàng ngày. ADHD thường xuất hiện trước tuổi lên 5, nhưng cũng có những trường hợp trẻ bắt đầu biểu hiện triệu chứng ở tuổi thiếu niên. Triệu chứng điển hình thường khó phát hiện bởi chúng trùng lắp với hành vi bình thường. Tuy nhiên, cần lưu tâm đến nguy cơ ADHD, bởi trẻ có thể bị hiểu lầm và gán nhãn là ngỗ nghịch, bị khiển trách và trừng phạt vì những hành vi mà bản thân mình không kiểm soát được.

Bệnh sử

  • Thiếu chú ý: đãng trí, gặp khó khăn trong việc tiếp thu, không theo kịp tiến độ bài học trong trường hoặc các cơ sở nuôi dạy trẻ trước tuổi đến trường.
  • Không thể tập trung vào một việc cần hoàn thành quá vài phút, chuyển qua những hoạt động khác, làm những việc linh tinh, thiếu kiên nhẫn.
  • Thường xuyên làm mất tài sản cá nhân.
  • Tăng động: chạy nhảy loanh quanh, không thể ngồi yên một chỗ, nói nhiều, liên tục di chuyển, bồn chồn, sốt ruột hoặc gây tiếng động.
  • Bốc đồng: thường có những hành động thiếu suy nghĩ hoặc tiềm ẩn hậu quả nghiêm trọng (sử dụng chất kích thích, phiêu lưu vào những mối quan hệ vượt giới hạn hoặc không an toàn).

Kiểm soát

Với trẻ nghi mắc phải ADHD, cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa (chẳng hạn như nhà tâm lý học chuyên điều trị ADHD, bác sĩ nhi chuyên về phát triển trẻ em hoặc bác sĩ nhi chuyên khoa tâm thần học) để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể xem xét phương án điều trị bằng thuốc (chẳng hạn như methylphenidate) ở trẻ 6 tuổi trở lên được chẩn đoán ADHD trong tình trạng những phương án điều trị khác không hiệu quả.

Theo dõi kế hoạch điều trị và rà soát tác dụng phụ của thuốc theo chỉ định của bác sĩ. CHỈ SỬ DỤNG THUỐC theo chỉ định của bác sĩ.

Giải thích tình trạng của trẻ với người chăm sóc và chia sẻ lời khuyên về những cách thức giúp trẻ làm chủ những hành vi của bản thân, chẳng hạn như bằng những sự nhắc nhở, đảm bảo trẻ hoàn thành các bài tập và nhiệm vụ của mình ở nhà và ở trường.

Giữ liên lạc với thầy cô giáo và nhân viên ở trường. Giúp họ hiểu tình trạng và hành vi của trẻ. Chia sẻ lời khuyên về những cách giúp trẻ hòa nhập với môi trường học đường:

-Tạo cơ hội cho trẻ được phát huy những kỹ năng và thế mạnh của mình.

-Sắp xếp trẻ ngồi bàn đầu trong lớp.

-Cho trẻ thêm thời gian để hiểu bài và hoàn tất các bài tập được giao.

-Với các bài tập lớn hoặc kéo dài, hãy chia thành những phần việc nhỏ hơn và giao cho trẻ mỗi lần một bài.

-Khen thưởng trẻ sau những nỗ lực và thành tích trẻ đạt được. Theo dõi triệu chứng của các vấn đề về cảm xúc có thể hình thành theo thời gian.

Theo dõi triệu chứng của các vấn đề về cảm xúc có thể hình thành theo thời gian.

Xem xét các biện pháp can thiệp về hành vi.

Kiểm soát và gia giảm các tác nhân gây căng thẳng và củng cố những sự trợ giúp từ xã hội.

Nếu trẻ đã được chỉ định sử dụng thuốc có chất kích thích hoặc không có chất kích thích:

-Ghi chú thông tin chi tiết về toa thuốc và chỉ định của nó.

-Theo dõi và rà soát nguy cơ sử dụng thuốc không theo toa và chỉ định.

-Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp quan sát thấy tác dụng phụ của thuốc, hoặc nghi thuốc được sử dụng với liều không phù hợp.

-Sau một năm điều trị: liên hệ bác sĩ chuyên khoa lần nữa về việc có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không.

Tham khảo chi tiết về hướng dẫn và trợ giúp trẻ em mắc phải các vấn đề về phát triển và gia đình của trẻ ở mục sau.

* Trích đoạn sách dịch cho BSCKII Nguyễn Thị Kim Thoa, tháng 01/2023.

Người dịch: ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

Âm nhạc:

Friend (35th Anniversary Tour 2017),” Anzenchitai, album “All Time Best “35”: 35th Anniversary Tour 2017: Live in Nippon Budokan,” 2022.

./.

Tagged: , , ,

Leave a comment

What’s this?

You are currently reading Rối loạn tăng động giảm chú ý at PHAN NGUYỄN KHÁNH ĐAN .

meta